Chắc hẳn anh em là fan hâm mộ cuồng nhiệt của bóng đá nhưng liệu luật bóng đá 11 người anh em đã nắm rõ chưa! Nếu chưa thì anh em hãy cùng Bóng Đá Plus theo dõi bài viết này để cùng hiểu rõ về luật bóng đá. Đây chắc chắn là bài viết vô cùng thú vị dành cho anh em.
Bóng đá 11 người hiện nay là môn thi đấu chính thức của các giải đấu lớn nhất, nổi tiếng nhất trên thế giới từ World Cup, Euro đến Premier League, Laliga, V.league. Và tất nhiên rồi, giải bóng đá 11 người cần có quy định cụ thể, chặt chẽ và rõ ràng. Hãy cùng tìm hiểu luật bóng đá 11 người mới nhất theo quy định mới nhất từ FIFA.
Luật bóng đá 11 người mới nhất theo quy định FIFA
Luật thi đấu bóng đá 11 người được FIFA quy định rõ ràng bao gồm 17 điều luật: bóng thi đấu, sân thi đấu, số lượng người chơi, thời gian thi đấu, các tình huống phạm lỗi, quả đá phạt, trọng tài, thẻ phạt,… Đặc biệt nhất ở luật đá phạt penalty hay còn gọi là đá phạt 11m thường xuyên có nhiều sự thay đổi.
17 điều luật bóng đá 11 người quốc tế do FIFA thiết lập áp dụng cho tất cả các cấp độ bóng đá. FIFA cũng cho phép các liên đoàn quốc gia thành viên thực hiện các thay đổi để phù hợp với các sự kiện, giải bóng đá nam nữ hoặc các cuộc thi phong trào không chuyên nghiệp…
>> Xem thêm: lich bóng đá c1 – nhandinhbongdahomnay life – kqbongda life – bongdaso66 host
Điều luật 1: Quy định về sân thi đấu
Luật về sân thi đấu được quy định trong 13 điều luật theo FIFA cụ thể như sau:
Mặt sân: Để bắt đầu, sân thi đấu phải là mặt cỏ tự nhiên hoặc nhân tạo thông thường theo quy định của điều lệ giải đấu. Nếu cỏ nhân tạo được sử dụng trong các sự kiện quốc tế cho các trận đấu cấp đội tuyển quốc gia hoặc cấp câu lạc bộ thì sân cỏ phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chí của FIFA.
Các đường giới hạn và các điểm đánh dấu. Sân bóng có thiết kế hình chữ nhật với các đường ranh giới là đường biên dọc, đường biên ngang, vòng tròn trung tâm, đường ngang giữa sân.
Kích thước sân: Luật bóng đá quốc tế quy định chiều dài sân bóng từ 90-120 mét. Chiều rộng của sân từ 45 đến 90 mét. Đường giới hạn được quy định rộng tối đa 12cm.
Quy định thay đổi về kích thước sân: chiều rộng và chiều dài của sân thi đấu tiêu chuẩn có sự thay đổi. Sân bóng quốc tế có chiều dài 100-110m và rộng từ 64-75m.
Khu vực khung thành: Kẻ hai đường thẳng dài 5,5m vuông góc với đường biên ngang, mỗi đường 5,5m cách đường mép trong của mỗi khung thành. Khu vực này là khu vực 5 mét 50.
Khu vực vòng cấm địa 16 mét 50. Hai đường thẳng dài 16m50 đặt vuông góc với đường biên xác định khu vực phạt đền. Chấm đá phạt đền được đặt cố định cách khung thành 11m và nằm trên đường thẳng vuông góc chính giữa khung thành.
Tiêu chuẩn khung thành: Cầu môn có chiều rộng tiêu chuẩn là 7.32m và cao 2.44m. Khung thành được đặt ngay chính giữa của đường biên ngang.
Xem thêm: ngoaihanganh host
Điều luật 2: Quy định về quả bóng
Luật bóng đá 11 người có quy định cụ thể về chất lượng và kích thước trái bóng được sử dụng trong thi đấu chuyên nghiệp. Theo FIFA, trái bóng đạt chuẩn phải có giới hạn chu vi 68-70cm và trọng lượng của quả bóng sẽ rơi vào khoảng 410-450gram.
Những quả bóng được sử dụng trong các giải đấu chính thức của FIFA phải có sự phê duyệt của liên đoàn bóng đá tối cao này.
Trong trường hợp quả bóng có vấn đề cần được thay thế trong trận đấu, chỉ có trọng tài chính mới có quyền quyết định quả bóng có được thay thế hay không.
Xem thêm: kq bóng đá
Điều luật 3: Số lượng cầu thủ 2 đội
Luật bóng đá 11 người được FIFA quy định cụ thể số lượng cầu thủ thi đấu chính thức của một đội bóng là 11 người (bao gồm cả thủ môn).
Hiện tại trên hầu hết các giải đấu lớn nhỏ thuộc sự quản lý của FIFA, số lượng cầu thủ được vào sân từ băng ghế dự bị là 5 người. Số lượng cầu thủ ngồi trên băng ghế dự bị thông thường là 7 người và con số này có thể thay đổi tùy theo từng giải đấu cụ thể.
Việc thay thế cầu thủ, vị trí cầu thủ đứng để vào sân thay người đều được quy định rất chặt chẽ.
Điều luật 4: Trang phục thi đấu
Luật bóng đá 11 người có những quy định rất cụ thể về trang phục ra sân thi đấu của cả 2 đội bóng: áo, quần đùi, tất, ống đồng, giày thi đấu.
Hai đội bắt buộc phải ra sân với những trang phục có sự khác biệt với nhau, mỗi câu lạc bộ sẽ có cho mình từ 2-3 bộ quần áo thi đấu với màu sắc khác nhau để tránh trường hợp cả 2 có trang phục thi đấu trùng màu.
Các đội hay cầu thủ ra sân thi đấu có vi phạm về trang phục sẽ bị xử phạt theo khoản 5 trong quy định.
Điều luật 5: Trọng tài
Công tác trọng tài vẫn luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi nhất trong các trận thi đấu bóng đá. Để đảm bảo diễn ra công bằng và trong sạch, FIFA có những qui định chi tiết về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của cả trọng tài chính, trọng tài biên, trọng tài bàn.
Trọng tài chính là người có quyết định lớn nhất với các tình huống diễn ra trên sân trong khoảng thời gian thi đấu. Nếu có sự cố ngoài ý muốn như ẩu đả, chấn thương, điều kiện thời tiết làm gián đoạn trận đấu, trọng tài chính là người có quyết định cuối cùng về việc trận đấu được tạm hoãn hoặc tiếp tục diễn ra.
Trọng tài chính là người có quyền đưa ra những quyết định lớn nhất trên sân
Trọng tài có quyền hủy bỏ trận thi đấu giữa hai đội vì bất cứ lý do nào. Trên sân thi đấu, cầu thủ và ban huấn luyện của cả 2 đội đều phải tôn trọng các quyết định được trọng tài chính đưa ra. Mọi cáo buộc hay phạt lỗi sẽ được ủy ban điều hành trọng tài của FIFA phán quyết sau trận đấu.
Trọng tài có quyền rút thẻ phạt cảnh cáo với các cầu thủ thi đấu chính thức thậm chí là cả những người ngồi trên băng ghế dự bị, các huấn luyện viên nếu có những vi phạm cũng sẽ phải chịu những chiếc thẻ cảnh cáo như cầu thủ.
Điều luật 6: Quy định về các trợ lý trọng tài
Luật bóng đá 11 người có quy định cụ thể, mỗi trọng tài chính trong trận đấu sẽ có 2 trọng tài biên hỗ trợ trên sân, và trọng tài bàn hỗ trợ ở khu vực kĩ thuật.
Trong những năm gần đây khi công nghệ VAR (video hỗ trợ trọng tài) được áp dụng rộng rãi thì ngoài những trợ lý trọng tài trên, trọng tài chính còn được tổ VAR hỗ trợ đắc lực trong những tình huống nhạy cảm trên sân.
Các trợ lý trọng tài có quyền đưa ra những tư vấn của mình nhưng mọi quyết định trên sân đấu sẽ do trọng tài chính đưa ra.
Điều luật 7: Thời gian thi đấu
Mỗi trận đấu thông thường sẽ có 2 hiệp thi đấu chính thức, mỗi hiệp kèo dài 45 phút. Thời gian nghỉ giữa hai hiệp là 15 phút.
FIFA cũng có quy định riêng biệt về thời gian thi đấu bù giờ, thời gian kéo dài trận đấu nếu có một quả phạt penalty được diễn ra vào những phút cuối của trận đấu.
Ở những trận đấu mang tính chất loại trực tiếp, nếu 2 đội hòa nhau trong suốt 90 phút thi đấu chính thức thì sẽ bước vào 2 hiệp phụ. Mỗi hiệp phụ có thời gian thi đấu là 15 phút. Nếu 2 đội vẫn tiếp tục bất phân thắng bại thì loạt đá luân lưu sẽ được áp dụng.
Điều luật 8: Kick-off, bắt đầu trận đấu.
Luật bóng đá 11 người quốc tế quy định chi tiết về các tình huống thực hiện giao bóng. Giao bóng được thực hiện ở những thời điểm như bắt đầu trận đấu, bắt đầu hiệp 2 sau giờ nghĩ, bắt đầu ở hiệp phụ thứ nhất và thứ hai. Sau khi có một bàn thắng được ghi, đội bị thủng lưới sẽ thực hiện giao bóng. Cầu thủ giao bóng không được phép chạm vào bóng trước khi chạm vào một cầu thủ khác.
Với những trường hợp liên quan đến trường hợp thả bóng cũng được FIFA quy định rõ ràng. Ở các tình huống điển hình sau khi trọng tài chính cho tạm dừng trận đấu vì có một cầu thủ bị chấn thương hoặc bóng vô tình chạm vào người trọng tài, trọng tài sẽ thả bóng tại chính nơi bóng được tạm dừng trước đó và đặc biết không được thả bóng trong khu vực vòng cấm địa.
Cầu thủ chỉ được phép chạm vào bóng khi bóng đã chạm đất và trong những quả thả bóng không được phép sút ngay trực tiếp vào cầu môn đối phương. Dù bóng có đi vào lưới cũng sẽ tính là phạm luật và đối phương có quyền phát bóng lên.
Điều luật 9: Quy định về quả bóng trong hay ngoài cuộc
Luật thi đấu quốc tế sân 11 quy định cụ thể là bóng được tính là ngoài cuộc nếu đã đi hết đường biên ngang hoặc đường biên dọc.
Bóng trong cuộc là bóng ở trong sân từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc trận đấu. Trường hợp hy hữu bóng đập cột cờ góc, cột dọc, xà ngang khung thành bật lại vào sân thì ở các tình huống như thế này vẫn được tính là bóng trong cuộc.
Điều luật 10: Quy định về bàn thắng
Quy định về bàn thắng hợp lệ
Một bàn thắng được tính là hợp lệ khi bóng nằm hoàn toàn phía sau vạch vôi khung thành. Hiện tại với công nghệ Goal-line mắt diều hâu việc xác định bóng đã đi qua vạch vôi hay chưa được công nghệ này xác định vô cùng chính xác, kết quả sẽ được báo về đồng hồ đeo tay của trọng tài chính.
Điều luật 11: Luật việt vị
Luật việt vị trong thi đấu quốc tế 11 người là một trong những điều luật được thay đổi và hiệu chỉnh rất nhiều để phù hợp với bóng đá hiện đại. Luật việt vị quy định cầu thủ phạm lỗi việt vị khi đứng ở phần sân đối thủ và đứng ở gần đường biên ngang của đối thủ hơn trái bóng, cùng với việc ở giữa cầu thủ này và đường biên ngang có ít 2 hơn cầu thủ đối phương, tính luôn cả thủ môn đội bạn.
Khi một cầu thủ ở trong tư thế việt vị nhận bóng hoặc đứng chắn tầm che mặt thủ môn đội bạn trong những tình huống ghi bàn thì sẽ bị thổi phạt lỗi việt bị. Khi một cầu thủ bị thổi phạt việt vị, bóng sẽ được trả về cho đối thủ và họ thực hiện một quả đá gián tiếp tại vị trí cầu thủ bị phạt việt vị
Luật iệt vị là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của thế giới bóng đá. Ngay cả khi VAR được sử dụng thì các tình huống phạt việt vị vẫn gây nhiều tranh cãi và đây là một trong những điều luật khó hiểu nhất.
Điều luật 12: Quy định về phạm lỗi và hình phạt
Có hai hình thức phạm lỗi thông thường trong các trận thi đấu chuyên nghiệp là lỗi dẫn đến quả phạt gián tiếp và lỗi phạt trực tiếp.
- Lỗi phạt trực tiếp
Các lỗi bị xử phạt trực tiếp là đánh, đấm, đá cản trở cầu thủ đối phương trái phép. Cố tình kéo áo, ngáng chân không cho đối phương vượt qua. Chèn, đẩy hoặc xô ngã đối thủ.
Khi trọng tài chính xác định đó là một tình huống phạm lỗi, cầu thủ đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt trực tiếp.
- Lỗi phạt gián tiếp
Nếu thủ môn mắc một trong các lỗi sau, trọng tài sẽ cho phạt gián tiếp: Khi đồng đội sút bóng về mà cố tình để bóng chạm tay, bắt bóng bằng tay sau quả ném biên của đồng đội.
Trọng tài cho hưởng quả đá phạt gián tiếp nếu cầu thủ phạm một trong các lỗi sau: chặn thủ môn thả bóng khỏi tay, chơi ẩu hoặc cố ý cản trở cầu thủ đối phương di chuyển. hoặc vi phạm dẫn đến cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu.
- Hình phạt
Trọng tài sử dụng thẻ vàng để cảnh cáo cầu thủ trên sân, cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ bị thay ra sân.
Trọng tài dùng thẻ đỏ để đuổi cầu thủ đang thi đấu trên sân, cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ bị thay ra sân.
- Lỗi dẫn đến việc bị truất quyền thi đấu
Thẻ đỏ sẽ được sử dụng với hành vi vào bóng thô bạo
Hình thức xử phạt truất quyền thi đấu đối với cầu thủ trên sân, cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ bị thay ra phạm một trong các lỗi sau (tùy vào nhận định của trọng tài trong các tình huống cụ thể):
- Những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, không thể chấp nhận được, chẳng hạn như khạc nhổ vào đối thủ.
- Có hành vi bạo lực quá mức cần thiết.
- Cố ý chơi bóng bằng tay để ngăn bàn thua cho đội nhà hoặc một tình huống có thể dẫn tới bàn thắng mười mươi của đối thủ
- Sử dụng những từ tục tĩu hoặc hạ thấp người khác.
- Nhận thẻ vàng thứ 2.
Điều luật 13: Quy định về những quả đá phạt
Luật bóng đá 11 người có quy định cụ thể về cả hai hình thức đá phạt trực tiếp và gián tiếp.
Một bàn thắng được thực hiện cho một quả đá phạt trực tiếp khi bóng đi thẳng vào cầu môn. Nếu bóng chạm chân cầu thủ đối phương trước khi vượt qua đường biên ngang, thì bên đối phương được hưởng quả phạt góc đối với quả đá phạt trực tiếp.
Trong một trận đấu thường có quả đá phạt trực tiếp, quả phạt gián tiếp và quả phạt đền 11m
Để được coi là một quả đá phạt gián tiếp, bóng phải tiếp xúc với cầu thủ khác trước khi đi vào khung thành.
Nếu bóng được đá thẳng vào khung thành, bên đối phương sẽ được phát bóng lên, bàn thắng không được công nhận.
Về vị trí đá phạt, tất cả các cầu thủ đối phương phải cách bóng ít nhất 9,15m và phải ở ngoài khu vực đá phạt cho đến khi cầu thủ thực hiện quả đá phạt. Khi quả bóng được đá và di chuyển, nó được tính là quả bóng trong cuộc.
Nếu một cầu thủ đối phương đứng gần hơn khoảng cách cần thiết trong khi thực hiện quả đá phạt, quả đá phạt sẽ được thực hiện lại.
Điều luật 14: Luật đá phạt Penalty
Khi nào một đội được hưởng quả đá phạt đền? Luật bóng đá 11 người có quy định khi một cầu thủ đối phương phạm lỗi xảy ra trong vòng cấm và bóng đang trong cuộc, đội có cầu thủ bị phạm lỗi sẽ được hưởng một quả phạt đền.
Khi thực hiện một quả phạt đền, bóng phải được đặt vào vị trí chấm phạt 11m cố định đã được bongdaplus.host đề cập ở trên. Thủ môn phải đứng trên đường biên ngang giữa hai cột dọc. Các cầu thủ khác phải đứng sau chấm phạt đền, cách bóng ít nhất 9,15 mét và ở ngoài khu vực 16 mét 50.
Khi trọng tài thổi còi, cầu thủ được quyền thực hiện quả đá phạt đền. Nếu bóng chưa chạm vào cầu thủ khác, cầu thủ thực hiện quả đá phạt đền không được chạm vào bóng lần thứ hai. Nếu cầu thủ thực hiện quả đá phạt chạm bóng lần thứ hai trước khi không có cầu thủ nào khác chạm bóng, thì bên đối phương được hưởng quả đá phạt gián tiếp từ vị trí xảy ra vi phạm.
Điều luật 15: Quả ném biên
Khi bóng đi qua hai đường biên dọc, dù trên mặt đất hay trên không, cầu thủ bên phía đối phương thực hiện quả ném biên để đưa bóng vào cuộc và tiếp tục trận đấu.
Tất cả các thành viên của đội đối phương phải cách xa quả ném biên ít nhất 2 mét. Cảnh báo được đưa ra bất cứ khi nào một cầu thủ đối phương cố gắng tiếp cận quá gần hoặc cản trở quả ném biên.
Điều luật 16: Quả phát bóng
Khi một cầu thủ bên phía tấn công chạm bóng cuối cùng và để bóng đi qua vạch vôi khung thành (trên mặt đất hoặc trên không), một cú phát bóng sẽ được thực hiện để đưa bóng trở lại trận đấu.
Một bàn thắng hợp lệ có thể được ghi từ một quả phát bóng lên nếu bóng đi thẳng vào cầu môn đối thủ. Bóng có thể được phát lên từ bất kỳ đâu trong khu vực khung thành 5 mét 50. Cầu thủ đối phương phải ở bên ngoài vòng cấm địa cho đến khi bóng được đá lên.
Người phát bóng chỉ được chạm bóng lần thứ hai nếu có cầu thủ khác đã chạm bóng.
Điều luật 17: Quả đá phạt góc
Nếu cầu thủ phòng ngự là người chạm bóng cuối cùng nhưng bóng đã đi hết đường biên ngang, dù trên mặt đất hay trên không, thì đội đối phương được hưởng quả phạt góc.
Điều luật 17: Quả đá phạt góc
Các quả phạt góc được thực hiện ở góc sân gần nhất với vị trí bóng đi qua vạch vôi. Cầu thủ đối phương phải duy trì khoảng cách tối thiểu 9,15m cho đến khi cầu thủ thực hiện quả đá phạt góc trực tiếp.
Nếu một cầu thủ thực hiện quả đá phạt góc chạm bóng 2 lần liên tiếp thì đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt gián tiếp phát bóng lên.
Như vậy là anh em đã cùng Bóng Đá Plus tìm hiểu chi tiết về luật bóng đá 11 người mới nhất theo quy định của FIFA.